Chỉ số TDS là gì? Ý nghĩa và cách đo TDS【Giải Đáp】

Với người sử dụng nước, chất lượng nước hay chỉ số TDS là gì cũng được quan tâm lúc này. Vậy khái niệm chỉ số, ý nghĩa và cách thức để đo TDS như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết này.

Nước có vai trò rất quan trọng cho cuộc sống con người, đặc biệt trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Chính vì thế chất lượng nước ra sao, có an toàn không trở thành vấn đề đáng quan tâm. Trong số đó, chỉ số TDS là tiêu chí cơ bản nhưng đóng vai trò, ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đo lường, đánh giá chất lượng nước. Vậy sự thực chỉ số TDS là gì

Chỉ số TDS là gì?

Mặc dù nước không màu, không mùi, không vị nhưng sự thật có rất nhiều các chất. Những chất này chủ yếu là khoáng chất, muối, chất hữu cơ và ion kim loại. Có những loại nước kém chất xuất hiện kim loại nặng hoặc muối kim loại – chất rắn lơ lửng không lắng xuống hoặc không hòa tan trong nước (canxi, magie, natri, kali và muối của anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat). 

Chỉ số TDS là gì?

Nếu lượng chất rắn này quá nhiều thì nước không thể sử dụng được. Nhưng vì chúng ta khó nhìn thấy bằng mắt thường một cách chính xác nên khái niệm “Chỉ số TDS là gì” ra đời. 

TDS là từ viết tắt của Total Dissolved Solids,  là chỉ số biểu hiện tổng chất rắn hòa tan bao gồm các ion mang điện tích như muối, khoáng chất hoặc các kim loại tồn tại trong một thể tích nước nhất định. TDS được tính toán bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (parts per million – phần triệu).

Thông số quan trọng của chỉ số TDS trong nước

Song song với câu hỏi về khái niệm chỉ số TDS là gì thì tiêu chuẩn của chỉ số này như thế nào cũng dành nhiều sự quan tâm.

Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) hoặc Cơ quan bảo vệ môi trường (US EPA) và quy định của Việt Nam với thang đo PPM:

  • Nguồn nước an toàn với cơ thể (có thể ăn nạp vào cơ thể) có TDS < 170PPM, bao gồm 3 loại :
  • Nước có TDS nhỏ hơn hoặc bằng 50PPM là nguồn nước sạch lý tưởng nhất
  • 50 < TDS < 90 . Đây là nước mạch ngầm, nước suối đã lọc qua cacbon
  • TDS < 170. Chứng tỏ môi trường nước chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg. Đây được coi là nước cứng.

Đo chỉ số TDS

  • Nước chỉ sử dụng cho sinh hoạt nằm trong khoảng 170 – 400 PPM :
  • 200 – 300 PPM Nước lúc này cứng ở mức độ nhẹ, không nên dùng cho ăn uống.
  • 300 – 400 PPM nước có độ cứng cao, không được sử dụng cho ăn uống. 
  • Nước có nồng độ trên 400 PPM: đặc biệt nguy hiểm và không được ăn uống hoặc tiếp xúc nhiều với cơ thể. 

Những lưu ý về chỉ số TDS

Chỉ số TDS cao biểu thị lượng chất rắn hòa tan cao. Nguyên nhân vì sự xuất hiện nhiều của kim loại kali, natri, canxi, magie, muối clorua; thậm chí các ion độc hại khác như chì, asen hòa tan trong nước.

Đổi sang đơn vị ml/L thì theo quy định của EPA,  chỉ số TDS trong nước khoảng bằng 50mg/L. Tuy nhiên, mức TDS này có thể dao động và vượt qua chỉ số này tùy theo mục đích và ý nghĩa sử dụng. Nếu TDS > 1000 mg/L tương đương trên 444 PPM, tuyệt đối không sử dụng loại nước này..

Mức TDS lý tưởng cho nguồn nước giàu khoáng với nước uống phải dưới 300mg/lít và giới hạn tối đa được coi là an toàn là 500mg/lít. Với mức độ này, trong nước sẽ có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Các nguồn nước có TDS< 50ppm khá tinh khiết hoặc nước sau khi lọc qua hệ thống.

Lưu ý về chỉ số TDS

Nguyên nhân tăng chỉ số TDS

Các chất rắn hòa tan trong nước có thể do các vật liệu vô cơ như đá hòa tan một phần và không khí chứa CO2, nitơ (N2), phốt pho (P), sắt (Fe), lưu huỳnh (S) và các chất khác. Các vật liệu này có thể tạo thành muối-các hợp chất có chứa cả kim loại và gốc muối hoặc phi kim. Các muối khi hòa tan vào nước tạo thành các ion. Các ion là các hạt chứa điện tích dương và âm.

Một số chất rắn hòa tan do các nguồn hữu cơ như lá cây, phù sa, sinh vật phù du và nước thải sinh hoạt. Các nguồn khác theo dòng chảy từ các khu vực đô thị hòa tan phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.

Với nước sinh hoạt, phần lớn các hợp chất này đã được xử lý an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kim loại chì, đồng có thể do rỉ sét từ đường ống dẫn nước, vòi nước.

Ý nghĩa thang đo chỉ số TDS

Chúng ta biết chỉ số TDS là gì rồi nhưng vì sao chúng ta cần tìm hiểu về nó? Chỉ số có vai trò và ý nghĩa như thế nào? 

Ý nghĩa của chỉ số này như đáp án của câu hỏi: “Vì sao cần phải tìm hiểu chỉ số TDS là gì– ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?”

Đôi khi trong sinh hoạt sẽ xuất hiện tình trạng mùi vị thức ăn bị thay đổi (mặn, cay, đắng quá) mà không rõ nguyên nhân; hiệu suất máy lọc nước giảm thiểu mạnh,…Tình trạng có thể do chính nguồn nước đang sử dụng có vấn đề. 

Bằng cách đo TDS trong nước, bạn có thể kiêm tra xem liệu nước bạn đang sử dụng tinh khiết hay không. Bằng cách hiểu chỉ số TDS là gì, thang đo như thế nào để biết nước sử dụng gặp vấn đề gì?

Theo khuyến nghị, nước chất rắn hòa tan trên mức TDS 500mg/L là không tốt cho sức khỏe, không thể sử dụng. Nếu nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng có mức TDS trên 500mg/L, thì có thể đường ống nước nhà bạn bị rỉ sét làm tăng các kim loại trong nước, hoặc màng lọc, lõi lọc bị bẩn quá mức, cần phải thay. Cần kiểm tra và thay thế thiết bị mới, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 

Một điều quan trọng khác cần lưu ý, là một số khoáng chất hòa tan trong nước cũng rất hữu ích cho sức khỏe con người. Cơ thể con người không thể tự tạo ra các chất đó, và chúng ta cần bổ sung từ ngoài vào, đặc biệt thông qua uống nước. Vì vậy nếu TDS bằng 0 thì không được khuyến khích. Ngoài ra, điều này cũng ảnh hưởng độ pH của nước (theo WHO, pH trong khoảng 6,5-8,5 là phù hợp cho sức khỏe).

Cách đo chỉ số TDS

Để đơn giản hóa việc đo tại nhà, chúng ta hãy mua các thiết bị cầm tay tiện cish như bút, máy đo chỉ số TDS của hãng Hanna (Romania), GOnDo,…

Bước 1: Rót 1 cốc nước trực tiếp từ nguồn bạn muốn đo.

Bước 2: Ngay lập tức sử dụng thiết bị để đo (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng)

Hoặc các máy lọc nước cũng biểu thị thông số này trên máy.

Kết

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giải đáp cho bạn đọc chỉ số TDS là gì, cũng như ý nghĩa và cách đo.

Xem thêm thông tin hữu ích tại https://sunshineone.vn/.

Bài viết liên quan

Nước điện giải ion kiềm có tốt cho sức khỏe không?

Nước điện giải ion kiềm có tốt cho sức khỏe không?

30/10/2024

Nước điện giải ion kiềm đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trong cả lĩnh vực y học và nông nghiệp với tiềm năng đa dạng mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về những lợi ích của loại nước này đối với sức khỏe và cơ thể chưa? […]

Xem thêm
Singapore: Nước sạch uống được tại vòi, dân vẫn mua máy lọc nước ion kiềm

Singapore: Nước sạch uống được tại vòi, dân vẫn mua máy lọc nước ion kiềm

30/10/2024

Các sản phẩm máy lọc nước ngày càng trở nên phổ biến ở thị trường Singapore khi người tiêu dùng có nhiều hiểu biết hơn và quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân.   Mua máy lọc nước vì trải nghiệm cao cấp Theo Đài Channel News Asia (CNA), doanh số bán các thiết […]

Xem thêm
Nước kiềm là nước gì? Có lợi cho sức khỏe không?

Nước kiềm là nước gì? Có lợi cho sức khỏe không?

30/10/2024

Nước kiềm đang được nhiều người lựa chọn vì tin rằng đây là loại nước tốt cho cơ thể, thậm chí giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vậy nước uống kiềm là gì và nó có lợi cho sức khỏe không?   Nước kiềm là gì? Nước có tính kiềm (hay nước kiềm) được […]

Xem thêm