Các hệ thống xử lý nước thải phổ biến hiện nay | Giải Đáp
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải làm giảm mức độ ô nhiễm khi xả thải ra môi trường. Hãy cùng tìm hiểu những hệ thống xử lý phổ biến sau đây.
Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được hình thành bởi nhiều máy móc, công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm có trong nước thải. Tuỳ vào từng loại nước thải mà việc áp dụng công nghệ phù hợp để giải quyết vấn đề.
Một hệ thống xử lý tốt sẽ loại bỏ được nhiều các thành phần gây ô nhiễm, độc hại trong nước thải. Nước thải qua hệ thống đáp ứng các chỉ số quy định chất lượng nguồn nước sau khi xử lý, đạt theo tiêu chuẩn yêu cầu chất lượng của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Hệ thống xử lý nước thải dùng để làm gì?
Một hệ thống xử lý nước thải chuẩn sẽ loại bỏ gần hết các chất độc hại sau đây:
- Các chất rắn hòa tan trong nước
- Nhu cầu oxy sinh hóa
- Nitrat và Phốt phát
- Mầm bệnh
- Kim loại nặng, nhẹ
- Chất rắn lơ lửng
- Các loại hóa chất tổng hợp
Phân loại các hệ thống xử lý nước xả thải
1. Hệ thống xử lý nước xả thải bằng trung hòa pH
Nước thải có chứa nồng độ pH cao không thể thải trực tiếp ra môi trường. Vậy nên, loại nước thải này thì cần phải được trung hòa để giảm nồng độ pH, một số cách trung hòa nước thải sau đây:
- Trộn lẫn nước thải có nồng độ pH acid và pH bazơ.
- Trung hòa nước thải Acid
- Trung hòa nước thải kiềm.
2. Xử lý nước thải bằng keo tụ
Keo tụ chính là quá trình pha trộn các chất phản ứng để loại bỏ hầu hết chất rắn lơ lửng và các tạp chất gây ô nhiễm. Quá trình sẽ có từ một hoặc hai hợp chất phản ứng hóa học diễn ra để loại bỏ các hạt mịn trong nước, kết hợp chúng thành các hạt nặng hơn để chìm xuống dưới giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn.
3. Công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải
Đối với những loại nước thải ô nhiễm với nồng độ cao, mang tính đặc thù theo ngành thì phải có công đoạn hóa lý trước đó, tiêu biểu có thể nhắc đến tuyển nổi.
Tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải giúp giảm nồng độ các chất ô nhiễm xuống tới mức để có thể áp dụng được công nghệ sinh học hoặc thải bỏ ra môi trường. Dòng nước thải trước khi chảy vào hệ thống tuyển nổi sẽ được trộn lẫn với các hóa chất bao gồm NaOH, PAC, Polymer và chảy vào bể. Tại bể này, dòng nước được hòa trộn với hệ thống tuyển nổi áp lực, dòng nước thải được hòa trộn với dòng khí mịn vi bọt được sục từ bên dưới đáy bể lên. Khi đó, các vi bọt này nổi lên mang theo các chất ô nhiễm nổi lên bề mặt. Sau đó, chúng sẽ được thu gom ra khỏi bể bởi hệ thống máy thu váng bề mặt.
4. Xử lý nước bằng khử trùng
Công đoạn này có tác dụng khử các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật gây bệnh, sót lại trong nước. Quá trình loại bỏ các vi sinh vật còn sót lại, sẽ diễn ra theo 2 giai đoạn:
- Chất khử trùng đi vào vỏ tế bào vi sinh vật.
- Phản ứng với men trong tế bào, đồng thời phá hủy quá trình trao đổi chất, tiêu diệt tế bào của vi sinh vật.
5. Xử lý nước xả thải bằng bể lắng
Đây là một phương pháp giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Bể lắng thường được làm có dạng chữ nhật hoặc hình tròn. Đối với dạng bể hình chữ nhật thì ở đáy bể có thanh gạt bùn theo chiều ngang của bể. Thanh gạt này gom bùn về một hố nhỏ khi nó di chuyển về phía đầu vào của nước thải. Từ đấy, bùn được thải ra bên ngoài.
Đối với bể lắng hình tròn, có hai loại:
- Loại 1 : nước thải được về tâm của bể và lấy ra ở thành bể
- Loại 2: nước thải được đưa đến thành bể và đi ra ở tâm bể.
Loại bể lắng hình tròn xử lý nước thải tốt hơn loại bể lắng hình chữ nhật.
6. Hệ thống xử lý nước xả thải bằng cách tạo bông
Người ta cho thêm dung dịch Polymer vào để đẩy nhanh quá trình lắng đọng giúp tách các cặn nhỏ phát sinh ra trong quá trình keo tụ. Điều này nhằm tạo ra các cầu nối để giữ các bông cặn nhỏ dễ hơn, tạo thành các bông cặn lớn và bỏ chúng ra khỏi nước thuận tiện hơn.
Quy trình trong xử lý nước xả thải
Quy trình xử lý cơ học, vật lý
Trong nước thải đôi khi chứa các chất không hòa tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng nên hệ thống xử lý nước thải cần tách các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, chúng ta có thể dùng phương pháp như: lọc qua lưới chắn rác, lắng, tuyển nổi,…
Quy trình xử lý hóa học
Sau khi loại bỏ được chất thải có kích thước lớn, quy trình sau đó của hệ thống xử lý nước thải là xử lý hóa học như: trung hòa, keo tụ, tạo bông. Các quy trình này có tác dụng để điều chỉnh pH, loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ hơn, kim loại nặng, các chất vô cơ.
Quy trình xử lý sinh học
Quy trình xử lý sinh học bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí,… nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải như H2S, Ammonia, Nito,…
Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải phải đạt đến các yêu cầu sau:
- Có quy trình và công nghệ thích hợp cho loại hình nước thải cần xử lý
- Trong trường hợp khối lượng nước thải phát sinh thì đủ công suất xử lý
- Việc xử lý nước thải phải tuân theo và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường
- Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát cần phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra.
- Hệ thống xử lý nước xả thải được hoạt động thường xuyên.
Kết
Việc xử lý nước thải giúp giảm thiểu tình trạng nguồn nước sạch bị ô nhiễm khi xả thải ra môi trường. Hơn hết, để nâng cao chất lượng nước sạch trong sinh hoạt và đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn hãy dùng máy lọc nước Hikarix. Máy lọc nước Nano Hikarix được SunShineOne Việt Nam nhập khẩu và phân phối chính hãng. Thiết bị lọc nước hikarix có chức năng lọc bỏ các tạp chất, kim loại nặng, khử khuẩn giúp nguồn nước sinh hoạt luôn sạch và trong lành.
Bài viết liên quan
30/10/2024
Nước điện giải ion kiềm đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trong cả lĩnh vực y học và nông nghiệp với tiềm năng đa dạng mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về những lợi ích của loại nước này đối với sức khỏe và cơ thể chưa? […]
Xem thêm 30/10/2024
Các sản phẩm máy lọc nước ngày càng trở nên phổ biến ở thị trường Singapore khi người tiêu dùng có nhiều hiểu biết hơn và quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân. Mua máy lọc nước vì trải nghiệm cao cấp Theo Đài Channel News Asia (CNA), doanh số bán các thiết […]
Xem thêm 30/10/2024
Nước kiềm đang được nhiều người lựa chọn vì tin rằng đây là loại nước tốt cho cơ thể, thậm chí giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vậy nước uống kiềm là gì và nó có lợi cho sức khỏe không? Nước kiềm là gì? Nước có tính kiềm (hay nước kiềm) được […]
Xem thêm